Tuân thủ phác đồ điều trị, tại sao đường huyết vẫn tăng?

Tuân thủ phác đồ điều trị, tại sao đường huyết vẫn tăng?

9 biến chứng của việc quản lý đái tháo đường không hiệu quả

6 sai lầm cần tránh khi sử dụng thuốc đái tháo đường

Đái tháo đường type 2 cũng có thể xảy ra ở trẻ em

Thói quen hút thuốc khiến bệnh đái tháo đường thêm nặng

TS. BS Clifton Jackness Khoa Nội tiết, đái tháo đường - Bệnh viện Lenox Hill, Trung tâm Y tế Mount Sinai (New York, Hoa Kỳ) trả lời:

Chào bạn!

TS. Clifton Jackness

Mặc dù tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, uống thuốc đẩy đủ, tập thể dục thường xuyên, nhưng đường huyết vẫn tăng do có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể.

Đái tháo đường type 2 là một bệnh tiến triển. Tức là, theo thời gian, tuyến tụy sẽ sản sinh ít insulin hơn. Hoặc trong một số trường hợp, cơ thể trở nên "kháng" với insulin, một tình trạng insulin vẫn được sản xuất đầy đủ nhưng nó lại ít có hiệu quả trong việc làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc uống, chẳng hạn như metformin, chất ức chế DPP-4, GLP-1 và thiazolidinedione hoạt động bằng cách giúp cơ thể sử dụng insulin được tốt hơn. Nhưng ngay cả các loại thuốc cũng sẽ giảm dần tác dụng sau một thời gian.

Căng thẳng, những thay đổi trong cuộc sống, hay thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết. Ví dụ, lo lắng về công việc, gặp phải chuyện buồn, căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... đều có thể làm tăng mức đường huyết. Những yếu tố này làm tăng nồng độ cortisol, từ đó gan sẽ giải phóng ra nhiều glucose dẫn đến gia tăng mức đường huyết. Một bệnh hoặc chấn thương, chẳng hạn như hen suyễn, cảm lạnh, cúm, bị thương do chơi thể thao, cũng như việc áp dụng phương pháp điều trị các tình trạng này đều có thể làm chỉ số đường huyết tăng lên.

Khi nhận thấy mức độ đường trong máu tăng cao bất thường, bạn hãy viết lại cẩn thận chỉ số lượng đường trong máu từng ngày, bao gồm việc ghi lại mức độ căng thẳng, cảm xúc, tiến độ tập thể dục... để tìm ra nguyên nhân cụ thể và hạn chế nó. Trong trường hợp không phát hiện được, cần đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết. Nhưng cần lưu ý, nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay có thể bị làm giả, làm nhái hoặc chưa được nhà chức trách kiểm duyệt. Vì vậy, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ/dược sỹ trước khi sử dụng.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết